4 lưu ý mẹ bầu sinh mổ nên biết khi chuẩn bị mang thai lần 2

4 lưu ý mẹ bầu sinh mổ nên biết khi chuẩn bị mang thai lần 2

Sinh mổ lần đầu có thể là phương pháp nhiệm màu giúp chị em vượt cạn thành công, giảm đau đớn khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn dự định sinh thêm bé lần 2 sau sinh mổ thì phương pháp đó lại “lợi bất cập hại”.

Vậy bạn phải chuẩn bị những gì để chuẩn bị mang thai lần 2 sau sinh mổ an toàn cho cả mẹ và bé.Dưới đây mumcare.org đưa ra những điều bạn cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần 2 sau sinh mổ nhé.

chuẩn bị mang thai
         Để chuẩn bị mang thai lần 2 mẹ cũng nên đi khám sức khỏe tổng quá trước khi có thai​

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Dù bạn mang thai lần đầu hay những lần sau thì việc kiểm tra tổng quát sức khỏe và sức khỏe sinh sản định kỳ là rất cần thiết, thậm chí ngay cả khi bạn cảm thấy mình khỏe mạnh thì cũng không nên bỏ qua việc này nếu bạn đang có dự định sinh em bé. Tùy theo vào độ tuổi, quá trình sinh mổ lần 1 mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn làm các xét nghiệm khác nhau để có thể đảm bảo lần sinh con thứ 2 diễn ra thuận lợi nhất.

Cũng theo các bác sĩ khoa sản, hầu hết chị em khá chủ quan với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sau khi sinh mổ lần 1 từ đó dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau khi mang thai lần 2 như vết mổ bị nứt, bị nhiễm trùng, chức năng sinh sản chưa hồi phục, dọa sảy thai, sinh non… Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn mà bạn còn nhận được những tư vấn tốt nhất từ bác sĩ khoa sản, giúp bạn có đủ sức khỏe và tâm lý khi chuẩn bị mang thai lần 2.

2. Thời gian mang thai lần 2 sau sinh mổ

Theo các bác sĩ, thời gian mang thai lần 2 sau sinh mổ tốt nhất là 2 năm (tính từ lúc sinh mổ lần 1). Việc mang thai quá sớm (khoảng từ 6-9 tháng sau sinh mổ lần 1) có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con như:

– Nứt vỡ tử cung: Vỡ tử cung là tai biến sản khoa rất nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt với những mẹ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong khoảng thời gian từ 6-9 tháng (tính từ lần sinh mổ 1) do các vết thương chưa được phục hồi hoàn chỉnh.

– Nguy cơ rạn, nứt và xuất huyết cao: Trong khoảng thời gian 2 năm các vết mổ có thể đã liền sẹo và chức năng sinh sản hồi phục nhưng nếu mang thai quá sớm sau sinh mổ lần 1 thì vết thương chưa lành, mẹ mang thai rất dễ bị nứt và xuất huyết cao.

Loading...

– Nhau cài răng lược: Nếu mang thai quá sớm trong lần 2 mẹ rất dễ bị nhau cài răng lược, trong trường hợp này bác sĩ buộc phải mổ lại cho bạn, có thể cắt tử cung và gây tổn thương tới bàng quang, ruột do bánh nhau lẫn vào các cơ quan này.

– Vết mổ nhiễm trùng, trẻ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, kém phát triển về mặt trí tuệ,… cũng là những biến chứng nguy hiểm cho con khi sinh ra.

những lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần 2
                          Khi phát hiện mang thai bạn nên đi thăm khám thai định kỳ​

3. Khám thai kịp thời khi mang thai lần 2

Khi phát hiện mình mang thai lần 2, bạn cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế uy tín để được siêu âm kịp thời và chuẩn đoán sức khỏe khỏe thai nhi cũng như kiểm tra tình trạng của vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai này không.

Trong lần kiểm tra này, bạn cần phải cho bác sĩ về lý do vì sao mổ lần 1, thời gian mổ trước đó, thời gian nằm viện, những tai biến của vết mổ cũ, các tiền án tiền sử liên quan đến vết mổ, các cuộc phẫu thuật liên quan đến tử cung trước đó… để bác sĩ có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ thai nhi an toàn trong lần mang thai thứ 2.

Ngoài ra, việc khám thai kịp thời lần 2 sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng khi mang thai do có sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ khoa sản, giảm nguy cơ sẩy thai và phòng ngừa những biến chứng ngoài mong muốn sau lần sinh mổ 1.

4. Chú ý phương pháp ngừa thai

Một yếu tố quan trọng mà các sản phụ sau sinh mổ lần 1 chính là chú ý tới phương pháp ngừa thai hiệu quả để phòng ngừa có thai ngoài ý muốn, bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình cũng như của trẻ sau này.

Có rất nhiều phương pháp ngừa thai an toàn mà các mẹ có thể tham khảo như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai hàng ngày (theo tư vấn của bác sĩ), và không nên sử dụng những biện pháp tránh thai không an toàn như xuất tinh ngoài âm đạo, nén xuất tinh bởi tỉ lệ tránh thai thành công không cao mà còn gây nguy hiểm cho nam giới.

Loading...