Bổ sung sắt như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho bé ?

Bổ sung sắt cho trẻ như thế nào là hợp lý đối với dinh dưỡng cho bé? Hãy cùng mumcare.org tìm hiểu và rút kinh nghiệm

Cha mẹ cần biết cách bổ sung sắt cho trẻ mỗi ngày sao cho phù hợp vì nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, hoặc mẹ bầu bị sinh non,… và ngược lại, nếu tiêu thụ sắt quá nhiều cũng sẽ tác động không tốt đến cơ thể của trẻ.

                  Để hấp thu sắt tốt hơn hãy bổ sung sắt cho trẻ kết hợp cùng vitamin C.
Bổ sung sắt ảnh hưởng như thế nào đến dinh dưỡng của bé ?

Sắt là một loại khoáng chất được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống, từ các sinh vật sống cổ xưa nhất cho đến con người chúng ta.

Việc bổ sung sắt cho trẻ thông qua thực phẩm vô cùng quan trọng vì cơ thể chúng ta cần sắt để sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển ô xy từ phổi đi khắp các bộ phận khác trong cơ thể. Sắt cũng cần thiết cho việc duy trì các tế bào, da, tóc, và móng tay khỏe mạnh nữa.

Tuy nhiên, bổ sung sắt như thế nào cho hợp lý đối với dinh dưỡng cho bé, vì thiếu sắt hay thừa sắt đều không tốt cho sức khỏe của bé?

Dinh dưỡng cho bé mà thiếu sắt có nguy hiểm không?

Phải có đến 2/3 lượng sắt trong cơ thể chúng ta nằm trong huyết cầu tố trong hồng cầu cơ đấy. Vì vậy, nếu thiếu sắt, cơ thể chúng ta không thể sản xuất đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể.

Kết quả là cơ thể bị thiếu oxy và việc thiếu oxy làm chúng ta rất mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở, thậm chí kiệt sức.

Bên cạnh đó, chức năng não bộ và hệ thống miễn dịch cũng trở nên kém đi nhiều. Với các mẹ bầu, việc thiếu sắt còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non cũng như các bé được sinh ra nhẹ cân hơn bình thường.

           Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú chỉ nên bổ sung sắt dưới mức 45mg/ngày
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết con bị thiếu sắt:

Da bé xanh, niêm mạc mắt, môi và lòng bàn tay nhợt.

Bé ăn rất ít hoặc không có cảm giác đói và chậm lên cân, gầy ốm.

Bé kém hoạt bát, chóng mệt mỏi.

Tuy nhiên, để biết chắc chắn cơ thể bé có bị thiếu sắt hay không một cách chính xác, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu thiếu sắt, bác sĩ có thể kê cho bé một số loại thực phẩm chức năng dinh dưỡng có bổ sung sắt hoặc khuyên cha mẹ bổ sung vào khẩu phần ăn của bé các thực phẩm giàu sắt.

Thừa sắt thì thế nào?

Các triệu chứng của việc thừa sắt bao gồm: mệt mỏi, biếng ăn, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, sụt cân, khó thở, da xám lại.

Với hàm lượng quá 20 mg/kg cân nặng, sắt có thể gây độc và ở 60 mg/kg cân nặng có thể gây chết người (lethal dose). Vì vậy, với các bé nhỏ hơn 6 tuổi, cha mẹ nhớ để ý kiểm soát để bé không tự bốc ăn viên sắt bổ sung một mình có thể gây nguy hiểm.

Việc chữa ngộ độc sắt cũng cực kỳ phức tạp khi phải sử dụng đến một số hóa chất đặt biệt (ví dụ deferoxamine) để hấp thụ sắt vào trong và loại ra ngoài cơ thể.

Với những bé gia đình có di truyền bệnh dễ bị thừa sắt, cha mẹ nên kiểm tra chặt chẽ khẩu phần ăn để giảm bớt những thực phẩm giàu sắt cho bé, không dùng thêm viên sắt hoặc có khi bác sĩ còn gợi ý việc cho máu định kỳ nữa.

Bổ sung sắt cho trẻ như thế nào và bằng cách nào?

Thực phẩm là nguồn cung cấp sắt rất tốt cho cơ thể của trẻ, tuy nhiên trẻ cũng có thể được bổ sung sắt từ các loại thực phẩm chức năng. Cha mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ từ các nguồn sau:

Sắt ở dạng Heme dễ hấp thu hơn và có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật (gan, thịt nạc đỏ, các loại nghêu, sò, hàu, tôm, cá…).

Ở dạng không phải Heme (non-Heme) có nhiều trong thực vật.

Sắt trong các viên bổ sung: hầu hết là sắt (II) fumarate, sắt (II) gluconate, hoặc sắt (II) sulphate. Có nhiều sản phẩm bổ sung sắt có chứa phức hợp sắt-polysaccharide (như Niferex-150…) được quảng cáo là ít gây tác dụng phụ hơn so với các loại khác nhưng điều này cũng chưa chắc chắn lắm.

Một số loại viên sắt có bọc những lớp màng mỏng để giảm tốc độ giải phóng sắt vào đường ruột. Các sản phẩm này có thể làm giảm đi các phản ứng phụ ở một số người, nhưng cũng giảm luôn sự hấp thụ của sắt vào cơ thể. Ba mẹ bổ sung sắt dạng lỏng còn có thể làm răng bé bị đen đi. Và tất nhiên, việc uống viên sắt bổ sung thế nào phải do bác sĩ quyết định sau khi khám nha ba mẹ.

Để việc hấp thu sắt được tốt hơn, bản thân ba mẹ và cả bé nên bổ sung thêm vitamin C bởi loại vitamin này giúp chuyển hóa sắt có trong thức ăn thành sắt (III) dễ hấp thu tại ruột non hơn thay vì bị đào thải ra ngoài.

Hàm lượng sắt nên tiêu thụ

Lượng sắt cần thiết cho cơ thể của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe.

Ngay từ khi mới sinh ra, cơ thể trẻ sơ sinh đã có đủ lượng sắt cho khoảng 6 tháng. Trong giai đoạn này, sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé. Điều này có nghĩa là với những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, ba mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ từ viên bổ sung sắt hoặc sữa công thức có tăng cường chất sắt.

Với trẻ đã được chuyển sang ăn thức ăn đặc, ba mẹ nên lưu ý cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt.

Ở giai đoạn từ 1 – 4 tuổi, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh và vì vậy nhu cầu sắt cũng tăng cao. Ba mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu sắt hoặc uống viên bổ sung sắt.

Lưu ý: Sữa không hề giàu sắt. Trẻ uống quá nhiều sữa thay vì ăn các thực phẩm khác sẽ có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt đấy. Ba mẹ chỉ nên cho trẻ mới biết đi uống 2 – 3 ly sữa/ ngày mà thôi.

Trẻ vị thành niên cũng dễ mắc phải nguy cơ thiếu sắt do cơ thể phát triển nhanh và thói quen ăn uống không phù hợp.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nhu cầu sắt khác so với bảng trên để có thể cung cấp đầy đủ sắt cho con. Ví dụ như mẹ bầu cần tới 27 mg sắt/ngày.

Với những người lớn bị thiếu sắt, bác sĩ có thể kê liều lượng lên tới 50 -100 mg sắt/ngày và trẻ em khoảng 4 – 6 mg/kg cơ thể/ ngày. Các liều bổ sung đều được uống 3 lần/ngày để liều lượng sắt không bị quá cao trên mỗi lần uống. Việc quyết định uống thuốc bổ sung sắt không thể tự ý mà phải được bác sĩ khám và chỉ dẫn cụ thể.

Sắt có luôn an toàn không?

Tuy là khá an toàn cho hầu hết mọi người khi bổ sung đường uống với một liều thích hợp, nhưng sắt cũng có thể gây ra các phản ứng phụ như gây đau dạ dày, bị táo bón hay tiêu chảy hay buồn nôn và ói mửa nữa.

Loading...

Nếu cha mẹ hay bé uống thuốc bổ sung sắt trong hoặc ngay sau khi ăn có thể giảm các triệu chứng trên. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cũng có thể làm cho cơ thể hấp thu sắt kém đi.

Nếu có thể thì cha mẹ nên bổ sung sắt cho con khi dạ dày chưa có gì, còn nếu bé có quá nhiều phản ứng phụ khi uống thuốc bổ sung sắt thì mới cho con dùng kèm với thức ăn.

Lưu ý rằng cha mẹ cần cố gắng tránh cho con uống thuốc bổ sung sắt cùng lúc với các thực phẩm làm từ sữa, cà phê, trà hay ngũ cốc.

Cha mẹ cần lưu ý và thận trọng với một số trường hợp sau:

Mẹ đang mang thai hoặc cho con bú: Sắt nếu được bổ sung ở dưới mức 45mg/ngày có thể coi là an toàn. Ở những liều cao hơn, sắt lại không hề an toàn khi uống bổ sung qua đường miệng.

Do vậy, nếu mẹ không bị thiếu sắt thì không nên tự bổ sung nhiều hơn 45mg/ ngày. Có thể gây ra triệu chứng buồn nôn hay nôn mửa. Liều cao như vậy chỉ được áp dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong khi chuyển dạ sinh bé, nồng độ hemoglobin (là phân tử chứa sắt có trong hồng cầu) cao có thể có liên quan tới một thai kỳ không được tốt.

Bệnh tiểu đường: Khẩu phần ăn chứa quá nhiều sắt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những phụ nữ bị tiểu đường loại 2 (dù chưa được chứng minh). Vì thế, nếu mẹ bị tiểu đường thì hãy trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung sắt nhé.

Bệnh dạ dày hay bệnh đường ruột. Sắt có thể gây kích ứng và làm cho tình trạng bệnh này trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh di truyền liên quan đến sự bất thường của Hemoglobin (huyết sắc tố). Ví dụ như bệnh thiếu máu miền biển (Thalassemia) gây giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường gây nên hiện tượng thiếu máu. Trong trường hợp này, tuyệt đối không tự bổ sung sắt trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ sinh thiếu tháng/ sinh non: Với trẻ sinh thiếu tháng và có nồng độ vitamin E trong máu thấp, khi tự ý bổ sung sắt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Vì vậy, mẹ nên kiểm soát sự thiếu hụt vitamin E trước khi cho con uống thêm sắt bổ sung. Và tất nhiên, mẹ chỉ bổ sung sắt cho con khi có chỉ dẫn của bác sĩ mà thôi.

Sắt có gây tương tác với các loại thuốc khác?

Cha mẹ nên thận trọng khi dùng chung viên bổ sung sắt cho trẻ với các loại thuốc sau. Vì sắt làm giảm hiệu quả điều trị hoặc việc hấp thụ những loại thuốc này. Hầu hết các loại thuốc này nên được uống ít nhất là 2 giờ trước hoặc sau khi uống viên sắt bổ sung.

Kháng sinh nhóm Quinolone. Một số loại kháng sinh thuộc nhóm này như: ciprofloxacin (Cipro), enoxacin (Penetrex), norfloxacin (Chibroxin, Noroxin), sparfloxacin (Zagam), trovafloxacin (Trovan) và grepafloxacin (Raxar).
Kháng sinh nhóm Tetracycline. Sắt có thể liên kết với kháng sinh tetracycline trong dạ dày và làm giảm mức độ hấp thụ kháng sinh. Để tránh điều này, cha mẹ nên bổ sung sắt 2 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng tetracycline.

Các kháng sinh thuộc nhóm này như: Demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin), and tetracycline (Achromycin).

Thuốc Bisphosphonates: alendronate (Fosamax), etidronate (Didronel), risedronate (Actonel), tiludronate (Skelid),…

Levothyroxine. Là thuốc điều trị cho bệnh suy nhược chức năng tuyến giáp như: Armour Thyroid, Eltroxin, Estre, Euthyrox, Levo-T, Levothroid, Levoxyl, Synthroid, Unithroid,…

Thuốc Penicillamine (Cuprimine, Depen) dùng để điều trị bệnh Wilson và viêm thấp khớp.

Thuốc Chloramphenicol cũng có thể tương tác nhẹ với sắt. Lý do vì thuốc làm giảm số lượng hồng cầu mới sản xuất sau khi bổ sung sắt. Do đó, nếu dùng dài lâu có thể làm giảm hiệu lực của sắt trong việc sản xuất hồng cầu mới.

Nhưng cha mẹ yên tâm, hầu hết trường hợp chỉ dùng chloramphenicol trong thời gian ngắn vì vậy điều này không gây vấn đề gì lớn lao.

Loading...