‘Chung cư’ của hàng trăm nghìn thai nhi xấu số, bé nào bị cắt nát, bị đau là khóc nhiều lắm

Hành trình mang thai làm mẹ là một hành trình vĩ đại, thế nhưng hành trình đó với nhiều “em bé” là một hành trình đến với thế giới đầy đau thương

‘Ở thế giới bên kia, hãy tha thứ cho mẹ con nhé!’ là một dòng nhật kí viết vội bên trong cuốn sổ nhỏ đặt tại nghĩa trang Đồi Cốc (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội), nơi chôn cất gần 100.000 thai nhi bị bỏ rơi. Nơi này, chỉ cách trung tâm TP.Hà Nội gần 20km.

mang thai rồi vứt bỏ
Chiếc tủ chất đầy xác thai nhi “ướp lạnh”

Chiếc tủ chất đầy xác thai nhi “ướp lạnh”

Loading...

Nằm trơ trọi trên một khu đất giữa cánh đồng đã hơn 11 năm nay, nghĩa trang Đồi Cốc là nhà của gần 100.000 thai nhi xấu số bị bỏ rơi. Hàng ngày, nghĩa trang này thu nhận trung bình gần 100 xác thai nhi được lấy về từ các phòng khám tư nhân và bệnh viện trên toàn miền Bắc.

Ít ai ngờ rằng, chiếc tủ lạnh được đặt trong một ngôi nhà bỏ hoang tại nơi đây lại chuyên để bảo quản các hài nhi xấu số. Bên trong tủ lạnh là vô số những bọc nilon lớn nhỏ. Mỗi bọc nilon là nơi tạm nghỉ của một đến gần chục những sinh linh bé nhỏ.

Ngày trước cứ mỗi tuần, nhóm thiện nguyện bao gồm cả người trong làng và những người đến từ nhiều nơi khác lại chôn cất cho các bé một lần. Nhưng số lượng các bé được đưa về ngày càng tăng, mà diện tích khu đất này lại có hạn nên hiện tại các bé được mai táng theo định kỳ 2 tuần một lần. Mọi người trong nhóm đều dựa hết vào các mối quan hệ của mình để liên hệ với các phòng khám, bệnh viện xin được đón các bé.

mang thai rồi vứt bỏ
Nghĩa trang của những hài nhi bị vứt bỏ

Gọi là “chung cư” bởi bên trong mỗi ngôi mộ là 3-5 tầng, mỗi tầng lại chứa hàng chục chiếc tiểu sành là nơi yên nghỉ của những sinh linh bé nhỏ. Có nhiều người lo sợ khi đến nghĩa trang, tuy nhiên với chúng tôi thì lại là sự xót thương đến đau lòng cho những kiếp người bé bỏng, chưa một lần được nhìn thấy thế giới bên ngoài và bị chính bố mẹ mình chối bỏ.

Anh Toản (19 tuổi)-người chuyên đi nhặt xác thai nhi cho biết, các bé ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, từ một đến bốn tháng đều có cả. Những bé từ 3 tháng tuổi thì cơ thể sẽ được hoàn thiện hơn, còn bé nào càng nhỏ thì cơ thể càng chưa được hoàn chỉnh và có khi bị cắt nát.

Không ít lần thấy những thai nhi rất lớn, khoảng chừng 5-6 tháng tuổi vẫn còn nguyên trong bọc ối, anh Toản phải tự tay xé bọc để đưa thai nhi ra ngoài. Có lần trong bọc ấy là một em bé đã lớn, có đầy đủ các bộ phận, nếu được sinh ra chắc chắn sẽ là một em bé rất xinh. Mọi người có mặt khi ấy đều không thể cầm được nước mắt.

Anh Toản cũng cho biết, có nhiều đêm mơ các bé về nói chuyện với anh. Bé nào bị cắt nát, bị đau là khóc nhiều lắm, hoặc là thiếu thứ gì thì cũng về báo ngay.

mang thai rồi vứt bỏ
Anh Toản (phải) và chị Thu Thảo (trái) đang mặc đồ cho các ‘bé’

Nguy cơ quá tải

Tham gia thực hiện công việc đón các thai nhi bị các mẹ sau khi mang thai tạo thành hình hài rồi phá bỏ từ các phòng khám suốt 2 tháng nay đã khiến chị Thu Thảo (28 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cảm nhận được nỗi đau và sự xót thương tột cùng.

“Mỗi lần cùng nhóm thiện nguyện đến các phòng khám xin thai nhi, trong lòng tôi đều nhức nhối. Ban đầu, khi tự tay nhận những bọc nilon chứa thai nhi, tôi có cảm thấy hơi rùng mình. Nhưng về sau, khi trực tiếp tắm rửa, thay quần áo và khâm liệm cho các bé thì tôi chỉ thấy đau xót mà thôi”, chị Thảo vừa khóc nghẹn, vừa chia sẻ.

Chị cũng từng chứng kiến cảnh nhân viên phòng khám vứt từng bịch rác chứa thai nhi vào thùng rác trước khi nhóm của chị đến xin các bé về chôn cất. Nếu nhóm thiện nguyện của chị không đến, có lẽ những bịch nilon ấy sẽ bị vứt ra bãi rác, bị chuột bọ tha gặm, trôi xuống cống lầy và sẽ không một ai biết đến những thi thể nhỏ bé đáng thương ấy.

mang thai rồi vứt bỏ
Lễ mai táng cho các hài nhi xấu số

Nói chuyện với mumcare.org, anh Toản rớm nước mắt bày tỏ sự đau lòng đến gay gắt. Các bé ở đây chủ yếu bị bỏ rơi do gia đình không muốn nuôi con gái, do chết lưu hoặc một nguyên nhân bất đắc dĩ nào đó. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính khiến các em bị vứt bỏ là do hậu quả của việc “đi quá giới hạn”.

Bởi vậy cứ mỗi dịp 8.3, ngày Valentine hay 20.10 là anh lại cùng nhóm “Bảo vệ sự sống” ở nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) xuống đường để tuyên truyền với chủ đề “Gieo yêu thương đừng gieo chết chóc”.

Bên cạnh những phản hồi tích cực về hành động này, thì cũng có rất nhiều những quan điểm phản đối với suy nghĩ “không nuôi được thì sinh ra làm gì cho khổ cả mẹ cả con” hay thậm chí “phá thai thì có gì là ác”…

Chia sẻ về ước mơ của mình, anh Toản chỉ mong rằng không phải đón thêm một thai nhi tội nghiệp nào bị bố mẹ bỏ rơi nữa. Thế nhưng có lẽ đây vẫn còn là một điều xa vời thực tại bởi số lượng thai nhi được đưa về chưa lúc nào giảm. Điều này cũng khiến anh Toản và những người làm việc tại đây lo lắng sẽ không còn đủ đất để chôn cất nữa, bởi số lượng các ngôi mộ hiện tại đã tới hơn 100 ngôi.

“Phá thai là lựa chọn của người mẹ. Nhưng mình nghĩ, không ai có quyền tước đoạt quyền được sống của người khác, kể cả đó là những thai nhi”, bạn Thùy Linh (28 tuổi, Hà Nội) đã bày tỏ ý kiến.

Loading...