Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ có quan trọng không?

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ là một trong những điều cần đặc biệt lưu ý.Bởi đó là lúc quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ và bé diễn ra một cách vô cùng mạnh mẽ.

Giai đoạn này bà bầu cũng chưa cần gia tăng thêm năng lượng do đó bạn không cần bổ sung thêm Calo trong giai đoạn này. Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên ăn nhiều hơn so với bình thường, năng lượng tăng khoảng 300 – 350 calories/ ngày và 60 g chất đạm.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ nếu bà bầu tăng khoảng 4-5 kg thì coi như là đã bổ sung đủ dinh dưỡngcho bà bầu. Những dưỡng chất cần bổ sung vẫn là axit folic, sắt, kẽm. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein 2 lần mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu Protein gia tăng trong giai đoạn này.

Nhu cầu acid folic không gia tăng trong thời gian này nên bạn không cần gia tăng thêm acid folic so với 400mcg đã bổ sung ở giai đoạn đầu. Giai đoạn này thai nhi cũng đã bắt đầu tích lũy sắt để sử dụng trong khi thiếu nên bạn nên bổ sung thêm sắt và Vitamin C trong giai đoạn này bằng các loại thịt đỏ, cá, trứng,…hoa quả tươi… Vitamin C cũng sẽ giúp sắt dễ dàng được hấp thu trong dạ dày.

Trong suốt thai kỳ, bổ sung Vitamin D để đảm bảo đủ 400 IU mỗi ngày. Lượng Vitamin A có thể bổ sung thông qua sử dụng nhiều rau củ quả nên không cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm bổ sung có hàm lượng Vitamin A cao như dầu gan cá, thuốc bổ sung Vitamin A để tránh gây quá liều Vitamin A.

Bạn nên tăng trung bình khoảng 0.5 kg mỗi tuần trong thai kỳ thứ hai

Những căn bệnh thường gặp khi mang thai 3 tháng giữa.

Thiếu máu

Bà bầu thường bị thiếu máu thiếu sắt khi mang bầu. Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, đậu, ngũ cốc có bổ sung sắt hoặc các viên uông tổng hợp như PM Procare. Sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu máu, đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu hiệu quả.

Táo bón

Táo bón rất thường gặp khi mang thai. Bởi hormone progesterone trong cơ thể bà bầu làm chậm nhu động ruột. Bổ sung thêm các chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, rau, hoa quả… có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Uống nhiều nước (từ 8-10 cốc mỗi ngày). Kết hợp với việc đi lại thường xuyên sẽ giúp táo bón trở nên đỡ trầm trọng hơn.

Cảm giác thèm

Cố gắng không lấy cớ thèm ăn để ăn quá nhiều một loại thực phẩm không lành mạnh nào đó. Nếu bạn thèm đồ ăn nào đó mà nó không có hại cho cơ thể. Thì có gắng ăn trong 1 lần để hết cảm giác thèm. Sau đó trở lại với các loại thức ăn lành mạnh khác.

Tiêu chảy

Bạn hãy uống nhiều nước có bổ sung điện giải như oresol nếu bị tiêu chảy khi mang thai. Việc uống nhiều nước sẽ bảo vệ bạn khỏi cảm giác bị ợ nóng, bù nước điện giải đã mất.

Chảy máu nướu

Loading...

Sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng lợi khi mang thai. Là do sự thay đổi hormone của ngườii phụ nữ dẫn tới tăng cường máu tới vùng lợi. Bà bầu nên kiểm tra răng lợi và các loại thực phẩm đang ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Hạn chế thực phẩm nhiều đường. Sử dụng chỉ tơ nha khoa. Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh viêm lợi…là những cách bảo vệ phần lợi không bị viêm nhiễm trong giai đoạn này.

Sưng (phù)

Uống nhiều nước giúp tuôn ra các chất lỏng dư thừa. Hạn chế sử dụng muối và đồ ăn chế biến mặn để tránh bị tích trữ nước trong cơ thể.

Trên đây là các chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa mà bà bầu cần biết. Dựa vào những kiến thức chúng tôi chia sẽ trên. Hi vọng sẽ một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu hợp lí cho mỗi bữa ăn. Để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa đảm bảo ngon miệng.

Loading...

Tags: