Mẹ phải làm gì khi con bị hăm tã ?

Tình trạng bé bị hăm tã rất hay gặp đối với các bà mẹ bỉm sữa .Mùa hè nóng nực lại càng khiến bé khó chịu hơn .Vậy phải làm gì khi bé bị hăm tã ? Các mẹ hãy tham khảo những cách dưới đây ngay nhé .

Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng bé bị hăm tã

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay…

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.

Mẹ phải làm gì khi bé bị hăm tã
Mẹ phải làm gì khi bé bị hăm tã

Hành động vô tình của mẹ

  • Mẹ thường quên không thay tã trong nhiều giờ buộc làn da mỏng manh của trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da.
  • Mẹ sử dụng cho bé  không hợp với cơ địa của trẻ hoặc khi vệ sinh vùng kín cho con bố mẹ sử dụng khăn ướt có chất tẩy rửa mạnh.
  • Do mẹ quấn tã quá chặt, mặc đồ quá chật cọ xát vào da thịt khiến bé bị hăm ở bẹn, lưng quần.
  • Bôi phấn rôm quá thường xuyên (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã).

hăm tã

Loading...

Làm gì khi bé bị hăm tã

Để giúp bé mau khỏi, trước hết mẹ phải cố gắng giữ cho da bé sạch và khô bằng cách dùng nước ấm rửa sạch vùng mông, bẹn bé. Mẹ dùng khăn xô nhúng nước ấm vắt cho nước chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con, chấm chấm nhẹ và lau khô vùng da nhạy cảm. Mẹ nên nhớ, khi lau thì cũng chỉ cấm nhẹ khăn, đừng miết khăn lên da con sẽ khiến bé đau.

Nếu bé mới bị hăm tả thì mẹ  phải vệ sinh cho bé sạch  sẽ . Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Nếu bé có các biểu hiện quá nặng như nở loét hay quấy khóc nhiều ngày thì mẹ phải đưa bé đến bệnh viện  ngay  để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé !

 

Loading...