Những nguyên nhân gây ra khiến trẻ bị ho và cách chữa trị

Trẻ em vốn sức đề kháng còn kém nên các tác nhân bệnh lây lan dễ dàng khiến trẻ rất dễ bị ho. Vậy những nguyên nhân lây bệnh nào khiến trẻ bị ho lâu và dai dẳng như thế.

Khi bé ho dai dẳng, ho suốt đêm khiến cho các bà mẹ luôn lo lắng không thể ngủ được khi nghe những tiếng khò khè cùng hơi thở nặng nhọc của con. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách theo dõi và lắng nghe các cơn ho của bé, rất có thể sẽ phát hiện sớm căn bệnh đang có trong cơ thể con mình để điều trị cho bé kịp thời để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Bạn cần phải hiểu rằng ho thực chất không phải là bệnh mà là phản ứng bảo vệ đường hô hấp của cơ thể. Lúc này thở ra nhanh và mạnh nhằm loại bỏ chất kích ứng hoặc dị vật trong đường thở. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở trẻ.

trẻ bị ho

Viêm tiểu phế quản khiến cho trẻ bị ho

Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng trên trẻ bị ho và thường những con virus này xuất hiện vào thời điểm mùa đông.

Trẻ bị ho do cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Cơn ho thường kéo dài với cả đợt cảm lạnh của bé (thông thường từ 7 đến 10 ngày), cũng có trường hợp kéo dài hơn gấp đôi nhưng bệnh lại giảm nhẹ từng ngày.

Bệnh hen, suyễn khiến cho trẻ bị ho

Hen, suyễn thường là bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn. Những yếu tố chủ yếu gây nên căn bệnh này bao gồm những tác động của môi trường, vi khuẩn lây lan và trong quá trình vận động của trẻ. Theo các bác sỹ trẻ em, trẻ nhiễm căn bệnh này thường có lá phổi rất nhạy cảm.

Viêm tắc thanh quản

Bệnh viêm tắc thanh quản do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Phần lớn trẻ em từ sáu tháng đến ba tuổi rất dễ nhiễm căn bệnh này. Ở người lớn và trẻ em mẫu giáo khí quản rộng hơn nên khi bị sưng ảnh hưởng ít hơn lên nhịp thở.

Cách chữa ho dứt điểm cho trẻ

Dùng thuốc Tây

Thuốc tiêu đàm: có tác dụng làm gãy cầu nối disulfid mucoprotein của chất nhầy làm cho trẻ dễ khạc ra ngoài. Tuy nhiên cũng nên chú ý khi sử dụng thuốc này vì có thể phá vỡ niêm mạc da dày gây viêm loét dạ dày.

Các loại siro thảo dược: có tác dụng làm dịu cơn ho đối với những trường hợp ho khan, ho do kích thích, hầu như vô hại đối với trẻ.

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

Dùng quất

Dùng 2, 3 quả tắc xanh, rửa sạch, cắt nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Sau đó cho 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất trộn với tắc xanh rồi chưng cách thủy cho đến khi tắc chín, khoảng 30 phút. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống trong ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.

Loading...

Tắc là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp…

Dùng gừng

Gừng là một thảo dược chữa bệnh tự nhiên đối với cảm lạnh và ho nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virút và chống ho. Cho 6 chén nước, nửa chén gừng lát mỏng và 2 miếng quế nhỏ vào nồi và đun nhỏ lửa trong 20 phút, sau đó lọc và thêm mật ong nguyên chất hoặc đường và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Theo mumcare, đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, bạn có thể pha loãng trong nước ấm trước khi cho uống. Những trẻ lớn hơn có thể cho gừng lát để nhai.

Tin y dược: Để biết giá thuốc geftinat 250mg điều trị ung thư phổi và giá thuốc kayexalate 15g điều trị tăng lượng kali máu LH shopduoc.vn.

Loading...