Phụ nữ sau khi sinh nên ăn gì để bồi bổ sức khỏe

Phụ nữ sau sinh cần có chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ sữa cho con bú và phục hồi nhanh sức khoẻ.

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay, ngày càng nhiều bà mẹ nhận thấy lợi ích của sữa mẹ và mong muốn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Chính vì vậy, ăn gì để nhiều sữa trở thành thắc mắc chung cần lời giải đáp chính xác nhất của nhiều chị em.

Tuy nhiên trên thực tế, cơ chế tạo sữa là sữa sẽ sản xuất theo nhu cầu, cho nên ăn uống chỉ đóng vài trò thứ yếu. Để có nhiều sữa, mẹ cần cho con bú thật nhiều theo nhu cầu của con, mẹ nào hút sữa thì phải hút nhiều lần trong ngày. Càng bú/hút thì càng nhiều sữa.

Dù có ăn bao nhiêu sản phẩm lợi sữa nhưng mẹ không tuân theo đúng nguyên tắc trên thì sữa cũng không thể nhiều được.

phụ nữ sau sinh

Chế độ chăm sóc phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh, người mẹ cần nghỉ ngơi tại giường trong 1 ngày đầu, những ngày sau có thể dậy và đi lại nhẹ nhàng. Sau 1 tuần, người mẹ có thể làm việc nhẹ nhàng. Người mẹ nên cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút sau khi sinh bởi bú sớm giúp sữa mau về, giúp co hồi tử cung, mẹ đỡ chảy máu.

Việc giữ vệ sinh cá nhân sau sinh cũng rất quan trọng. Phụ nữ sau sinh nên vệ sinh vùng kín bằng nước sôi để nguội (ấm), lau người thay quần áo mỗi ngày, sau 1 tuần tắm bằng nước ấm cho sạch sẽ, thoải mái. Ngoài ra, ăn đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng khem, uống nhiều nước hoa quả để chống táo bón.

Thuốc Geftinat 250mg có hoạt chất Gefitinib 250mg thuộc về một nhóm thuốc chống ung thư phổi và Thuốc Osimert 80mg được sử dụng để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn rất tốt

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Ngoài cơm (và các lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn của phụ nữ sau sinh cho con bú cần có thức ăn để bổ sung chấp đạm và chất béo giúp cho việc tạo sữa và duy trì sức khỏe.

Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc. Đây là những thức ăn có giá rẻ hơn thịt nhưng có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu.

Chất đạm động vật như: thịt các loại, trứng, sữa, cá, tôm, cua,…theo nhu cầu lượng protein là 70 – 80 gam/ngày, protein động vật/protein tổng số ≥ 35%. Số lượng protein có thể ước tính là 100 g thịt/cá cung cấp khoảng 20 gam protein, 100 g đậu phụ cung cấp 10 g protein.

Chất béo cần cung cấp 25%-30% năng lượng khẩu phần, nên dùng các chất béo không no có nhiều nối đôi có trong rau xanh, một số dầu thực (dầu cá, ô lưu,..), một số loại cá mỡ. Chất béo rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ.

Hàng ngày, nhu cầu lipid của phụ nữ sau sinh cho con bú là từ 55 – 65 gam/ngày, tỉ lệ lipid động vật/lipid tổng số là 60%.

Loading...

Vitamin và chất khoáng rất cần thiết với bà mẹ cho con bú. Ngoài việc bổ sung thông qua bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu vi chất như: can xi, vitamin D, sắt, kẽm,….

Trong đó, canxi có nhiều trong tôm, cua, cá và sữa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng lạc. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém. Sữa, gan, trứng… là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà sốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitaminA, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

Đặc biệt, mẹ không nhất thiết phải uống sữa (bò). Một số bé nhạy cảm với đạm sữa bò và loại đạm này có thể qua sữa mẹ. Nhiều mẹ tin rằng uống sữa để có nhiều sữa nhưng điều này không đúng. Nguồn dinh dưỡng từ sữa có thể được lấy từ các loại thực phẩm khác, không cứ nhất thiết phải uống sữa. Chính vì vậy, nếu mẹ có thể uống sữa là tốt nhưng không uống được thì cũng không sao.

Theo mumcare, chế độ ăn uống khoa học khi cho con bú sẽ giúp mẹ đảm bảo sức khỏe và tinh thần cũng như ảnh hưởng một phần đến chất lượng sữa mẹ chứ không giúp tăng lượng sữa mẹ. Nguyên tắc vàng trong ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ là “Ăn khi đói, uống khi khát”.

Loading...