Tập cho bé ăn dặm như thế nào?

Giai đoạn trẻ 5-6 tháng tuổi, đây là thời điểm có thể cho bé ăn dặm, rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Hãy cùng mumcare.org tham khảo những thông tin dưới đây để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học đúng cách nhất tốt cho sự phát triển của con sau này.

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột mà cho bé ăn được nhiều ngay trong những bữa đầu tiên. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, với các loại thức ăn chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.

Đối với trẻ từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm: Tinh bột (cháo loãng, bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây); Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai; Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây…

thực phẩm ăn dặm cho bé

Mặc dù có mùi hơi hăng nhưng hành tây chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, mẹ đừng bỏ qua nhé!

Đối với trẻ từ 7-8 tháng: Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn, bạn nên nghĩ tới việc cho trẻ ăn dặm các món ăn giàu dinh dưỡng như hải sản, giàu omega-3 như cá hồi, súp lơ, bắp cải, đậu nành. Các loại thức ăn này không chỉ cung cấp protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ mà còn cung cấp sắt, phốt pho, kali, magie, axit béo, vitamin B và omega-3 chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển não bộ…

dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Giai đoạn này, các bé cũng bắt đầu tập đứng nên mẹ cần chú ý chất lượng dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của con để bé có thể cứng cáp hơn. Ở độ tuổi này, bé thường ăn từ 2 – 3 bữa cháo đặc/ngày. Đây cũng là giai đoạn các bé thích “tự phục vụ” như thò tay bốc thức ăn, giành thìa của mẹ, cầm ly uống nước. Các mẹ nên hỗ trợ bé để bé làm quen với các kĩ năng ăn uống mới và đem lại hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn. Nên cho bé ngồi ăn cùng người lớn, bé sẽ rất thích thú nếu được thử nghiệm một chút đồ ăn của người lớn như vài muỗng canh, vài hạt cơm, một miếng thịt mềm… Bữa ăn của bs vẫn bao gồm 3 thành phần chính là tinh bột (cháo, mì), chất xơ (rau củ) và chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…). Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò. Thực đơn ăn dặm kiểu nhật

Loading...

Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ 9-11 tháng ăn dặm

Loading...