Những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần của mẹ sau sinh

Sau sinh, dù hầu hết những câu hỏi và mối bận tâm của bạn bây giờ đều liên quan đến cục cưng bé bỏng. Nhưng chắc chắn bạn cũng có những thắc mắc liên quan đến chính bản thân mình. Và những thay đổi sau sinh chắc hẳn không dễ chịu xíu nào.

                                  Những thay đổi sau sinh khiến bà mẹ bỉm sữa mệt mỏi

Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được xem là giai đoạn phục hồi. Dù giai đoạn thai kỳ và lúc vượt cạn của bạn đều thuận buồm xuôi gió, thì cơ thể của bạn nói chung đã phải làm việc quá mức, các cơ căng giãn quá nhiều và chúng cần thời gian để hồi phục lại.

Mỗi bà mẹ bỉm sữa cũng như mỗi lần sinh nở đều khác nhau. Vì vậy, giai đoạn phục hồi với các triệu chứng hậu sản sẽ diễn ra khác nhau. Tùy vào loại hình sinh sản mà bạn đã trải qua, sự hỗ trợ chăm sóc tại nhà nhiều hay ít, và nhiều yếu tố riêng lẻ khác, mà bạn sẽ trải qua một vài hoặc tất cả những triệu chứng dươc mumcare.org liệu kê dưới đây:

        Rất nhiều mẹ sau khi sinh con gặp trường hợp đổ mồ hôi cả ngày không dứt
Về mặt thể chất sau sinh

Xuất huyết sau khi sinh từ tử cung giống như hành kinh vẫn tiếp diễn, đầu tiên đỏ sẫm, rồi chuyển hồng, rồi hơi nâu nâu, và cuối cùng là trắng vàng.

Tình trạng mệt mỏi uể oải

Đau nhức, khó chịu, và tê ở vùng đáy chậu tiếp tục nếu bạn sinh thường (đặc biệt là khi bạn có đường khâu), hoặc bạn đã trải qua quá trình chuyển dạ trước khi tiến hành sinh mổ.

Vết rạch mổ dần bớt đau, nhưng tình trạng tê vẫn tiếp diễn nếu bạn sinh mổ (đặc biệt là lần đầu tiên).

Tình trạng táo bón giảm dần và trĩ có khả năng cũng giảm.

Kích thước phần hông bụng cũng giảm dần vì tử cung bắt đầu rút về vùng xương chậu.

Cân nặng giảm dần.

Tình trạng sưng tấy giảm dần.

Tình trạng khó chịu ở ngực và đau ở nhũ hoa vẫn tiếp diễn. Cho đến giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ ổn định.

Lưng đặc biệt đau (vì cơ bụng dưới yếu và vì phải chịu lực khi ẵm em bé).

Khớp như bị bẻ (vì các khớp thường trở nên nới lỏng trong giai đoạn thai kỳ và sinh nở).

Đau ở cánh tay và cổ (vì ẵm bé và lúc cho con bú)

Rụng tóc.

Về mặt tinh thần sau sinh

Phấn khích, ủ rũ, hoặc có lúc vừa hoan hỉ vừa rầu rĩ.

Một chút cảm giác quá tải, hoặc cảm thấy phấn chấn tự tin (hoặc 2 cảm giác này luân phiên thay đổi).

Một chút hứng thú về tình dục hoặc ít phổ biến hơn đó là tăng ham muốn.

Những mong đợi trong lần kiểm tra sức khỏe hậu sản

Sau khi sinh từ 4 – 6 tuần, bác sĩ thường sẽ lên lịch cho bạn tiến hành kiểm tra sức khỏe sau sinh. Nếu sinh mổ, bạn sẽ được yêu cầu đến kiểm tra vết mổ sau khi sinh 3 tuần.

Tùy theo tình trạng của mỗi người và ý kiến chuyên gia, bác sĩ mà bạn sẽ được tiến hành kiểm tra những yếu tố khác nhau. Nhưng bạn cũng đừng quên ghi chép lại những câu hỏi của mình. Để chắc chắn khi gặp bác sĩ bạn sẽ không quên bẵng chúng nhé.

Trong những lần kiếm tra sức khỏe sau khi sinh này, có thể bạn sẽ mong được kiểm tra những điều như:

Huyết áp

Cân nặng, có thể sẽ giảm khoảng 7.5 tới 9kg.

Tử cung – kích thước, hình dạng, và vị trí của tử cung đã trở về như lúc chưa mang thai chưa?

Cổ tử cung – trở về tình trạng phục hồi ban đầu như trước lúc sinh nở chưa. Nhưng chắc phần nào vẫn còn căng mở.

Âm đạo – các cơ và kích thước đã co nhỏ hơn chưa

Loading...

Tình trạng phục hồi nếu cắt tầng sinh môn hoặc đường khâu (nếu có). Hoặc nếu bạn sinh mổ thì vị trí vết mổ thế nào rồi?

Ngực

Tình trạng trĩ và giãn tĩnh mạch (nếu có)

Những câu hỏi và vấn đề bạn thắc mắc sau sinh

Trong lần thăm khám này, bác sĩ cũng sẽ thảo luận về phương pháp tránh thai sau khi sinh mà bạn định áp dụng (nếu bạn không có kế hoạch có con ngay lúc này). Nếu bạn tính đặt màng tránh thai (diaphragm) và cổ tử cung của bạn đã hồi phục. Thì bạn sẽ được trang bị 1 cái vừa vặn. Hãy bỏ cái vòng cũ đi vì nó không vừa với tình trạng tử cung mới của bạn nữa đâu. Nếu cổ tử cung vẫn chưa hồi phục hẳn. Thì bao cao su là lựa chọn tốt cho đến khi mọi thứ đâu lại vào đấy.

Thuốc ngừa thai cũng có thể áp dụng trong khi quan hệ sau khi sinh. Nhưng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Thì những loại phương pháp ngừa thai dạng uống thường được hạn chế. Nhằm tránh ảnh hưởng đến tình trạng cho con bú. Loại mini pill progesterone-only thường được khuyên dùng hơn loại chứa estrogen. Vì vẫn chưa có báo cáo loại thuốc này ảnh hưởng tới sản lượng sữa mẹ.

Loading...