Lễ cúng ông Công ông Táo và những lưu ý

Theo chuyên gia phong thủy, ngày 23 tháng Chạp là ngày vua bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn của gia đình trong năm đó.

Đặt mâm cúng của ông Công ông Táo

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Nếu theo truyền thống từ trước đến nay thì các vị này đều được thờ phụng và đặt trên bàn thờ chính. Bên cạnh đó bếp  là nơi đun nấu chứ không phải là nơi cúng lễ nên mâm cúng ngày này cũng phải thực hiện ở nơi sạch sẽ trang nghiêm nhất để đọc văn khấn ông công ông táo lên chầu trời.

Mâm cúng của gia đình có thể làm cỗ chay hoặc cúng lễ mặn. Lễ vật chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc (một khổ hoặc chân giò), mâm ngũ quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây…

Lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo và những lưu ý

Văn khấn tết ông công ông táo để xin tài lộc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

Cúng lễ sau buổi trưa 23 tháng chạp

Loading...

Thường thì đọc văn khấn cúng rằm tháng giêng cũng diễn ra trước 12 trưa và ông Táo cũng vậy vì giờ đó các ông đã bay về chầu trời. Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Sau đó bạn có thể hóa vàng mã khi hương đã cháy hết 2/3 và phóng sinh cá chép.

 

Loading...