4 vấn đề về da thường gặp khi mang bầu và cách khắc phục

Phụ nữ trong thời kỳ có thai có những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần, thay đổi về da, thay đổi về biến dưỡng và biến đổi của các hệ cơ quan trong cơ thể. Những thay đổi đó có tính  sinh lý và sẽ trở về bình thường khi hết thai sản. Hôm nay, mumcare.org sẽ cung cấp cho bạn cụ thể những vấn đề về da khi phụ nữ mang bầu. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng tác dụng phụ của những căn bệnh này có thể sẽ làm bà bầu khó chịu.

Loading...

1. Rạn da

Theo thống kê, có khoảng 80% chị em bị rạn da trong thời gian mang thai. Nguyên nhân của vấn đề về da này được cho là khi mang bầu, trọng lượng cơ thể phụ nữ tăng lên đột ngột ở một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi; hoặc do di truyền. Lúc này, vùng ngực, đùi, mông hay bụng sẽ xuất hiện những vết đứt gãy liên tiếp, ban đầu sẽ có màu đỏ nâu dần dần chuyển sang màu trắng xà cừ.

Kết quả hình ảnh cho rạn da

Thoa sữa bò tươi đã làm lạnh, đắp mặt nạ lòng trắng trứng gà hay massage bằng dầu dừa là những bí quyết giúp làm mờ dần, điều trị rạn da khi mang thai an toàn và hiệu quả mà nhiều mẹ bầu đã áp dụng cho hiệu quả cao. Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân bằng để không tăng cân quá mức, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và tăng cường tập yoga,… cũng là giải pháp giúp hỗ trợ chữa trị và ngăn ngừa rạn da khi mang thai hữu hiệu cần lưu ý thực hiện.

2. Mụn

Sự thay đổi nội tiết tố kéo theo sự tăng tiết bã nhờn khi mang thai, nếu không biết chăm sóc da khi mang thai đúng cách thì chúng dễ gây bít các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.

Kết quả hình ảnh cho mụn trứng cá

Do đó, nếu lỡ gặp phải các mẹ bầu nên:

Rửa mặt ít nhất từ 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt để giữ da luôn sạch và làm giảm lượng dầu tiết ra trên bề mặt da. Hãy chọn sản phẩm sữa rửa mặt an toàn cho bà bầu, ưu tiên loại có chiết xuất từ thiên nhiên.

Tránh sờ, cạy nặn mụn.

Hạn chế trang điểm.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường nước và vitamin cho da.

Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại thuốc bôi hay thuốc uống vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.

Nên đắp các loại mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên như: Trứng gà + chanh tươi, tinh bột nghệ + sữa chua + mật ong,…

3. Nám da

Kết quả hình ảnh cho nám da

Sự hoạt động của hormone thai kỳ cũng có thể làm gia tăng các hắc sắc tố melanin trên da sinh ra sạm da và nám da. Chúng có thể mờ dần và biến mất sau khi sinh, nhưng ở một số người chúng có thể tồn tại dai dẳng hơn. Do đó mẹ bầu cần:

Hạn chế việc da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h hàng ngày, nếu ra ngoài cần che chắn da cẩn thận và bôi kem chống nắng trước 20-30 phút.

Ăn nhiều rau củ quả tươi và uống nhiều nước.

Tránh dùng kem trị nám, điều trị nám da khi mang thai bằng công nghệ cao. Có thể đắp mặt nạ trị nám da cho bà bầu mà thành phần là nguyên liệu thiên nhiên.

4. Da bị khô và ngứa

Kết quả hình ảnh cho bà bầu buồn

Ngược lại với tình trạng da bị nhờn và mụn, một số bà bầu lại nhận thấy có những vùng da trên cơ thể bị kéo căng, mẫn cảm, khô và ngứa như ở bụng, mông, đùi, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mẹ còn có thể bị phát ban với những nốt màu đỏ nhạt ở quanh rốn.

Để làm dịu cảm giác nóng rát do những cơn ngứa mang đến, mẹ có thể đắp gạc lạnh hoặc gạc thấm sữa ấm. Với làn da khô, bạn cần rửa mặt với nước ấm và một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng và không mùi. Cuối cùng, nhớ tránh xa tất cả các loại mỹ phẩm có mùi thơm vì sẽ dễ gây kích ứng da.

Nếu không thể tự khắc phục được bằng những cách trên hãy gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

 

Loading...