Mách bố cách chăm sóc mẹ bầu tháng thứ 8 của thai kì
Từ tháng thứ 8 trở đi mẹ bầu phải chịu rất nhiều áp lực của thai kì ,v iệc mang thai lại càng trở nên khó khăn hơn khi bụng mẹ ngày càng phình to ra. Những tháng cuối này các ông bố phải hết sức lưu ý để cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh .Sau đây là một số cách chăm sóc mẹ bầu tháng thứ 8 , các ông bố cùng đọc và tham khảo nhé
Loading...
Những thay đổi cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 8
- Thường xuyên bị táo bón: Thời gian này bạn vẫn có thể bị táo bón nên hãy thường xuyên bổ sung thêm những hoa quả giàu chất xơ và uống nhiều nước để giảm bớt tình trạng này nhé.
- Những cơn đau: không dứt : Những cơn co thắt thường xuyên, những cú đạp của thai nhi cũng sẽ khiến bạn bị đau nhói. Thời gian này bạn sẽ thấy cảm thấy thai nhi hiếu động hơn, đạp bụng mẹ rất nhiều và mạnh đến mức có thể thấy hình bàn chân của bé trên bụng đấy! Điều này chứng tỏ thai nhi của bạn đang rất khỏe mạnh.
- Thường xuyên “ẩm ướt” khó chịu ,đi tiểu nhiều : Đến tháng này, thai nhi đã bắt đầu quay đầu xuống dưới và tạo áp lực lên bàng quang khiến cho mẹ suốt ngày muốn đi tiểu. Hơn nữa, các bà bầu phải uống nhiều nước hơn nên gần như lúc nào cũng cảm thấy rất “căng”, và chỉ cần mẹ thay đổi tư thế, hắt hơi, ho, cười to một chút cũng khiến sự “rò rỉ” xảy ra. Đó là lý do mẹ thấy mình luôn luôn bị “ẩm ướt”. Thậm chí giấc ngủ của mẹ cũng bị ảnh hưởng nhiều do thường xuyên phải dậy đi vệ sinh.
- Tình trạng khó thở ,tức ngực: Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.
Lời khuyên các mẹ nên làm :
- Vọp bẻ: Đừng hấp tấp; những động tác đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ bị vọp bẻ và bạn dễ có cảm giác ngạt thở.
- Rạn da: Tình trạng này sẽ giảm sau khi sinh xong, tuy nhiên bạn có thể dùng kem trị rạn, dưỡng da để hạn chế tình trạng rạn thêm và ngứa ở tháng cuối thai kỳ, và giữ ẩm cho da. Tuyệt đối không được gãi vào những chổ rạn da.
- Đau lưng: Đây là vấn đề thường gặp trong những tuần cuối của thai kỳ. Hãy đứng thẳng, giữ khung chậu nằm trên trục cơ thể và phân phối sức nặng đều lên toàn bộ hai bàn chân.
- Đau nhức mỏi cơ thể: có thể dùng rượu gừng xoa bóp, hoặc dùng muối trị liệu chườm lên vùng đau nhức. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng trên vùng bụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ngâm chân mỗi tối với nước ấm pha muối trước khi đi ngủ, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, giảm sưng và bớt phù nề.
- Ợ nóng và khó tiêu: Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước. Nếu được, nên tránh những món ăn chứa nhiều hydrat cacbon, đường và mỡ. Ăn bữa chính sớm hơn trong ngày.dùng thêm các loại kem dưỡng trắng da, trị mụn nám bằng thảo dược thiên nhiên dành cho phụ nữ mang bầu và sau sinh.
Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm mà mẹ bầu mang thai trong tháng thứ 8 nên biết .Trong giai đoạn này tuy là khó khăn nhưng nếu các bố mẹ bổ sung kiến thức và bình tĩnh xữ lí thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn ,mẹ nhé
Loading...