Tam cá nguyệt là gì? Đặc điểm của mỗi kỳ tam cá nguyệt

Tam cá nguyệt là gì? Đây sẽ là kiến thức mới mẻ với những người mang thai lần đầu, vậy bạn hiểu thế nào về tam cá nguyệt, cùng mumcare.org đi tìm hiểu nhé.

Tam cá nguyệt là gì?

Dân gian thường quan niệm về thời gian mang thai của bà bầu sẽ kéo dài 9 tháng 10 ngày nên người ta sẽ chia thời gian từ khi mang thai cho đến khi sinh thành 3 giai đoạn tức là có 3 kỳ tam cá nguyệt để tiện cho quá trình theo dõi. Trong đó:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Đây là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ tính từ ngày bắt đầu có thai cho đến hết tuần thai thứ 13.
  • Tam cá nguyệt thứ 2: Tức là 3 tháng giữa kéo dài từ tuần thai thứ 14 cho đến hết tuần thai thứ 27.
  • Tam cá nguyệt thứ 3: Còn lại là 3 tháng cuối tính từ tuần thai thứ 28 đến khi chuyển dạ là kết thúc thời kỳ mang thai.

Dựa vào quy định trên thì mỗi tam cá nguyệt trung bình sẽ kéo dài 13 tuần thai cộng thêm 1 tuần ở tam nguyệt thứ 3. Khi bạn nắm rõ được cách này sẽ tiện theo dõi sức khỏe hơn.

tam-ca-nguyet-la-gi-dac-diem-cua-moi-ky-tam-ca-nguyet
Tam cá nguyệt là gì? Đặc điểm của mỗi kỳ tam cá nguyệt

Đặc điểm của mỗi kỳ tam cá nguyệt

Tam cá nguyệt thứ nhất

Có lẽ đây là giai đoạn mà người mẹ có nhiều cảm xúc khó quên nhất. Ở tam cá nguyệt thứ nhất này thời gian tuần thai từ 4-7 tuần mẹ nên đến cơ sở y tế để siêu âm và chắc chắn xem thai đã vào tổ hay chưa. Có thể lựa chọn siêu âm thành bụng hoặc siêu âm đầu dò. Nhưng đầu dò chỉ áp dụng cho tuần thai sớm mà thôi, khi chắc chắn đã vào tổ rồi bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, cân nặng cho mẹ. Dựa vào đó để họ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống cũng như kê đơn vitamin bổ sung cho mẹ và bé được khỏe mạnh.

Ở tuần thai thứ 10 đến 12, thời điểm này mẹ đi siêu âm độ mờ da gáy của bé. Điều này vô cùng cần thiết vì có thể xác định được nguy cơ mắc bệnh tật Down ở thai nhi. Qua tuần 13 kết quả không còn chính xác nữa. Đây cũng là thời gian mẹ biết được thời gian mà em bé dự sinh.

Loading...

Bên cạnh đó đây cũng là thời kỳ mẹ gặp nhiều vấn đề khó khăn về việc ốm nghén gây sụt cân và mệt mỏi. Nó cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Tam cá nguyệt thứ 2

Thời điểm này cơn ốm nghén của mẹ sẽ ít nhiều không ảnh hưởng nữa. Cân nặng của bé ít nhiều sẽ có sự thay đổi, bụng bắt đầu lộ rõ nên mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn như sắt, canxi, protein…

Ngoài ra, ngoại hình của mẹ có sự thay đổi rõ rệt nhất khi xuất hiện các vết rạn trên bụng, mông, và có vết chảy giữa rốn xuống vùng kín. Giai đoạn này, mẹ bầu có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu khi mang thai khiến cho sức khỏe của mẹ và bé bị đe dọa làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu… Nên mẹ cần xét nghiệm tiểu đường ở thời gian cuối tam cá nguyệt thứ 2 tầm 27 tuần.

Tam cá nguyệt thứ 3

Là giai đoạn nước rút để lâm bồn, bà bầu phải trải qua những thay đổi trước khi sinh như chân tay sưng phù, rốn lồi, đi tiểu nhiều về đêm, ợ nóng, tê bì chân tay, mệt mỏi… Những tháng cuối trước khi sinh, các cơ quan, hình thái của trẻ cũng được hoàn thiện để sẵn sàng chào đời.

Thời điểm mẹ và bé sắp được gặp nhau và khi bước vào giai đoạn này mẹ hãy chuẩn bị đồ đạc kỹ để đón con chào đời nhé. Tháng cuối cùng, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề nhưng phải thả lỏng và thư giãn để cơ thể được thoải mái hơn.

Xem thêm: Thuyên tắc ối là gì? Vì sao mẹ bầu lại bị thuyên tắc ối

Xem thêm: Chỉ số Bishop là gì? Tiêu chí để đánh giá chỉ số Bishop

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Khái niệm Tam cá nguyệt là gì. Hy vọng qua đó sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất chào đón bé yêu.

Loading...