Thực đơn ăn dặm bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé

Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ được tự tay pha cho con một chén bột ăn dặm trong lần đầu tiên, nhất là khi cách chế biến lại không quá khó khăn và mất nhiều thời gian.

Loading...

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ngũ cốc và trái cây là món ăn dặm phổ biến và truyền thống của hầu hết trẻ nhỏ, Tuy nhiên, nên chọn gì cho bé ăn và độ đặc loãng ra sao lại phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của bé. Hơn nữa, cách chế biến và cách bảo quản cũng rất quan trọng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng “thành phẩm”.

Thực đơn ăn dặm cho bé

Cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc

cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc
cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc

Mẹ nên dùng loại gạo lứt để chế biến cho bé ăn vì nó rất giàu dinh dưỡng. Loại gạo hạt ngắn sẽ mau nở mềm hơn, nhưng lại dính chặt hơn khi xay nhuyễn. Hoặc đơn giản hơn, mẹ có thể trộn gạo lứt với một loại gạo nguyên hạt nào đó để có độ dẻo thích hợp.

Kết hợp gạo lứt Thái (Brown jasmine rice) hay gạo Basmati với gạo tẻ nguyên hạt (plain brown rice) có thể tạo thành hỗn hợp gạo sau khi nấu chín rất phù hợp để xay nhuyễn. Nếu quan sát thấy bé không thích sự kết hợp này, hãy đổi loại gạo lứt tẻ khác cho đến khi tìm được loại bé thích. Mẹ nên pha 2 cốc nước và 1/4 cốc bột. Đây là tỷ lệ vàng để có chén ngũ cốc phù hợp cho bé.

Táo nướng

Bước 1: Gọt vỏ và loại bỏ phần lõi nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng của trái táo

Bước 2: Phết một ít bơ lên mặt trong của thịt táo (phần gắn với lõi táo), sau đó thêm một ít bột quế.

Bước 3: Cho táo vào nồi, đổ nước vừa ngập mặt rồi cho vào lò nướng với nhiệt độ 400 độ C trong vòng 30 phút hay cho đến khi táo mềm.

Bước 4: Lấy táo ra, cắt nhỏ rồi cho trẻ tự bốc ăn hoặc xay nhuyễn cho bé xúc ăn

Đu đủ

Trong loại quả này có chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa và chất xơ hòa tan và beta-carotene. Đu đủ cũng rất giàu vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng. Mẹ có thể dễ dàng dằm thịt đu đủ chín với một chiếc thìa, chỉ trong 1 phút, món ăn đã sẵn sàng cho bé.

Táo, đào, chuối: Bộ ba dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu:

– 1 quả đào đã gọt vỏ và bỏ hạt

– 1 quả táo đã gọt vỏ và bỏ lõi

– ½ quả chuối chín

– ¼ cốc nước

Cách làm:

Bước 1: Táo và đào cắt hạt lựu, sau đó đem nấu sôi liu riu cho đến khi mềm.

Bước 2: Chuối sau khi dằm nát, đem trộn chung với táo, đào. Dùng máy xay nhuyễn.

Loại quả vừa ngọt vừa mát này là một trong những thực phẩm ít gây dị ứng nhất. Cách chế biến lê cũng tương tự như món táo nghiền.

cho bé ăn dặm bằng hoa quả
cho bé ăn dặm bằng hoa quả

Mơ xay

Nguyên liệu:

– 450gr mơ khô. Dùng loại mơ sấy khô không bị lưu huỳnh hoá

– 2 cốc nước ép nho xanh, lê hay táo hoặc nước lọc.

Cách làm:

Bước 1: Đổ nước và mơ khô vào nồi nấu cho đến khi sôi, sau đó hạ lửa để hỗn hợp liu riu trong 15 phút

Bước 2: Vớt mơ ra rồi đem xay nhuyễn

Bước 3: Pha loãng hỗn hợp vừa xay bằng phần nước còn lại sau khi nấu. Có thể cho thêm bột ngũ cốc nếu muốn hỗn hợp đặc hơn.

Đào

Đào chín có mùi thơm hấp dẫn và vị ngọt nhẹ nhàng rất thích hợp cho khẩu vị của bé. Thịt quả mềm và dễ tiêu hóa. Hơn nữa, đào còn cung cấp rất nhiều vitamin C cho bé.

Không chỉ dùng riêng lẻ, mẹ có thể kết hợp các loại quả này với nhiều loại rau củ quả khác như bơ, cà rốt, bí đỏ, khoai tây… để tạo ra những biến tấu đa dạng cho bữa ăn của bé.

Chuối

Theo kiến thức cho bà bầu, khi bạn muốn mang một loại quả tươi đi cùng bé trong những chuyến du lịch, hãy chọn chuối. Loại quả này có một “bao bì” tự nhiên và dễ dàng tháo bỏ. Chuối giàu chất xơ, kali và các loại đường chậm giải phóng, mang đến nguồn năng lượng dồi dào và có tác dụng tốt đối với bé bị tiêu chảy hay táo bón.

Hỗn hợp Mận và Sốt táo

Bước 1: Mận và táo sau khi rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột và cắt thành từng miếng nhỏ.

Bước 2: Cho vào nồi nước đun sôi liu riu cho đến khi trái cây mềm

Bước 3: Dằm hay xay nhuyễn hỗn hợp. Nếu hỗn hợp có vị đắng, mẹ có thể nêm thêm 1 ít nước ép táo để bé dễ ăn hơn.

Loading...