Chứng kén ăn của trẻ là do đâu? Lý do phổ biến nào

Các nhà khoa học cho rằng chứng kén ăn của trẻ là những trẻ quá kén chọn những gì chúng ăn thường dễ bị lo lắng và trầm cảm. 

Nuôi dạy con thật tốt, cùng con vượt qua “cuộc chiến” kén ăn vốn chưa bao giờ là điều dễ dàng, dù bạn đang cố gắng kiên trì mỗi ngày. Dẫu biết mỗi bé sẽ có những lý do khác nhau để chẳng buồn ngó ngàng đến món ngon mẹ kỳ công nấu nướng nhưng cha mẹ vẫn phải tìm ra chính xác nguyên nhân để “điều trị” tận gốc.

Những lý do phổ biến khi trẻ kén ăn

Ăn bữa phụ quá nhiều

Nếu con bạn có một bữa ăn nhẹ với quá nhiều món ăn hấp dẫn, bé đã ăn no trước khi bữa tối diễn ra thì bạn đừng mong chờ việc bé sẽ thích thú với bữa chính.

Mẹ cần điều chỉnh thời gian bữa ăn nhẹ buổi chiều và số lượng phần ăn nhẹ cho bé để dạ dày kịp tiêu thụ hết trước bữa tối.trẻ em có chứng kén ăn

Trẻ quá nhạy cảm với thức ăn

Điều này có thể đến từ gen di truyền. Bé không thể dễ dàng thích nghi nhanh với thức ăn mới. Tương tự như ví dụ bé quá nhạy cảm với ánh sáng. Một số trẻ tỏ ra khó chịu với mùi vị món ăn.

Cách duy nhất là cho bé thường lặp lại nhiều lần món mới cho đến khi cơ thể quen với hương vị mới.

Tâm lý sợ hãi

Đôi khi, bé kết hợp thức ăn như là một trải nghiệm mới lại nhưng mạo hiểm khiến nghẹt thở và phải nhập viện. Đây chính là nỗi ám ảnh chuyện ăn uống khó nguôi.

Không có số liệu thống kê rõ ràng về mức độ thường xuyên xảy ra, nhưng đó là một tình trạng tâm lý và cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý để giải quyết vấn đề này.

Trẻ có vấn đề sức khỏe

Các vấn đề này có thể bao gồm: Rối loạn chức năng oromotor (nơi cơ của miệng không cho phép thức ăn được cuộn đúng cách và nuốt), trào ngược thực quản (nơi thức ăn di chuyển từ dạ dày lên thực quản, ống truyền thức ăn từ miệng đến dạ dày) hoặc tắc nghẽn trong thực quản khi trẻ bị bệnh nặng.

Khoảng 3-5% trẻ bị các vấn đề y tế này. Cách duy nhất là điều trị tại bệnh viện cho tới khi khỏi hẳn.

Trẻ kén ăn nên làm như thế nào?

Không gây áp lực khi trẻ ăn uống

Một số cha mẹ tin rằng lysine – một amino acid thiết yếu có thể được tìm thấy trong một số vitamin tổng hợp cho trẻ em, có thể giúp tăng cường sự thèm ăn. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để cho thấy rằng nó hoạt động như một chất kích thích sự thèm ăn, đồng thời sự đáp ứng có thể khác nhau giữa các trẻ.

Thông thường, việc giải quyết các nguyên nhân sâu xa cho sự thiếu thèm ăn là quan trọng hơn, trước khi cha mẹ chuyển sang việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng cho trẻ. Những đứa trẻ có thể được ăn vặt quá nhiều giữa các bữa ăn, hoặc chỉ đơn giản là trẻ không thích vì trẻ đang bị buộc phải ăn hết phần ăn của mình.

Thuốc cellcept 500mg để dự phòng thải ghép tạng cấp ở những bệnh nhân ghép tim, gan hoặc thận rất hiệu quả. vậy Thuốc cellcept 500mg giá bao nhiêu?

Không bổ sung Vitamin tổng hợp

Rất nhiều cha mẹ cho con của họ uống vitamin với niềm tin rằng chúng sẽ giúp con họ phát triển khỏe mạnh. Nhưng vitamin tổng hợp nói chung là không cần thiết với một đứa trẻ khỏe mạnh đang phát triển bình thường. Hầu hết trẻ nên lấy vitamin từ một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh bao gồm sữa và các chế phẩm, hoa quả và rau cũng như protein như gà, cá, thịt và trứng, và ngũ cốc nguyên hạt.

Rất nhiều thực phẩm chế biến được bổ sung những vi chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin D, canxi và sắt và trẻ không nhất thiết cần một lượng lớn vitamin và khoáng chất.

Vitamin tổng hợp có thể sẽ giúp ích chỉ khi trẻ không ăn thường xuyên, cực kì kén cá chọn canh và có nhiều hạn chế về thức ăn do dị ứng hoặc bệnh mãn tính mà cần tránh một số thức ăn suốt đời.

Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ

Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

trẻ biếng ăn phải làm sao

Yếu tố vui vẻ trong bữa cơm gia đình sẽ giúp cải thiện vấn đề “trẻ biếng ăn phải làm sao?”

Không nên làm bé bị căng thẳng

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

Khoảng cách giữa các bữa ăn

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 – 5 tiếng bởi:

  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.
  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

Thuốc Mytelase 10mg của Pháp có điều trị nhược cơ rất tốt. Vậy  thuốc mytelase 10mg giá bao nhiêu?

Khuyến khích trẻ tự ăn

Theo mumcare, khi trẻ học bằng cách chạm và cảm nhận đối tượng, khám phá thực phẩm với các giác quan có thể khuyến khích sự thèm ăn của chúng.

Trẻ cũng sẽ phát triển các kỹ năng vận động và sự tự tin cần thiết để ăn bằng nĩa hay muỗng.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tự ăn khi chúng được khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi.

Khuyến khích trẻ nhặt từng miếng nhỏ giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái cũng như cố gắng để đưa những thức ăn đó lên miệng.

Hoan nghênh mọi nỗ lực và giám sát trẻ chặt chẽ để coi chừng các dấu hiệu của hóc nghẹn

Loading...

 

Loading...