Những thói quen mẹ bầu cần bỏ ngay kẻo ảnh hưởng đến thai nhi

Bên cạnh dinh dưỡng, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong đó có những thói quen của mẹ bầu  vô tình làm hại đến sức khỏe thai nhi.

Loading...

Điều đáng quan ngại nhất chính là những thói quen xấu của mẹ bầu khi mang thai dễ gây hại cho thai nhi. Nếu tình trạng kéo dài, người mẹ có thể phải hối hận cả đời vì những hậu quả không mong muốn xảy ra với bé yêu trong bụng.

Những thói quen của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi
Những thói quen của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi

Những thói quen mẹ bầu nên bỏ:

Uống cà phê mỗi ngày

Cả nước chè và cà phê đều chứa caffeine gây tác dụng tiêu cực với em bé trong bụng. Nhiều chị em làm việc văn phòng đã quen với thói quen uống tách trà hay ly cà phê để tỉnh ngủ cần phải từ bỏ thói quen này ngay. Đặc biệt trong ba tháng đầu khi thai nhi chưa phát triển ổn định, các chị em gần như phải nói không với các loại trà và cà phê.

Ăn đồ tái sống

Nếu các mẹ có sở thích ăn phở bò tái hay ăn sushi cá sống thì hãy chịu khó “nhịn miệng” cho tới khi em bé được sinh ra khỏe mạnh. Bởi các loại đồ ăn tái sống chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli, Listeria, campylobacter hay salmonella có thể gây sảy thai, sinh non và lưu thai. Trong suốt chín tháng mười ngày này các mẹ chỉ nên ăn các món đồ ăn đã nấu chín kỹ và uống sữa đã tiệt trùng.

Xoa bụng bầu quá nhiều

Xoa bụng quá nhiều trong suốt thai kỳ không hẳn là tốt cho thai nhi. Nhiều chị em sợ rạn da nên thoa thêm các loại kem dưỡng da tinh dầu trong thời gian lâu để kem thấm sâu và bảo vệ da hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại không biết rằng thói quen này sẽ tác bụng lên thành bụng và có thể gây động thai và làm thai nhi bị dị dạng khi sinh ra.

Tuy vậy điều này không có nghĩa là bạn không thể xoa bụng để thể hiện sự âu yếm, yêu thương con. Hãy xoa và massage bụng nhẹ nhàng để giao lưu cùng bé, chỉ cần tránh chà xát trong thời gian dài.

Thuốc lenvaxen 4 mg và thuốc lenvima 4 mg có dạng viên nang cứng, biệt dược gốc của nó chính là Lenvatinib. Thuốc lenvaxen 4 mg và thuốc lenvima 4 mg điều trị ung thư gan, thận và tuyến giáp.

Đi ngủ muộn

Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai, chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn. Bà mẹ mang thai đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.

Trong thời gian mang thai, mẹ nên từ bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 1 giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.

Ngủ một tư thế trong thời gian dài

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều người mẹ sẽ cảm thấy bồn chồn, khó ngủ và buộc phải nằm nghiêng để ngủ. Tuy nhiên, người mẹ ngủ với một tư thế trong thời gian dài không chỉ gây đau mỏi mà còn làm chậm lại quá trình tuần hoàn máu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy, khi ngủ, mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi tư thế để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất trong cơ thể.

Ăn quá nhiều

3,2 – 3,5kg là trọng lượng chuẩn khoa học tốt nhất cho một đứa trẻ khi chào đời. Thừa cân không phải là dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, mặc dù mẹ bầu có thể thường xuyên thấy đói trong thời gian mang thai nhưng mẹ không được ăn quá nhiều. Bởi vì các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con. Vậy nên, mẹ phải kiểm soát vấn đề ăn uống của mình. Tuy nhiên, thai phụ không nên quá lo lắng, không nên lãng phí thức ăn mà phải ăn đúng cách.

Ngủ gần nơi sạc điện thoại

Hầu hết mọi người đều biết điện thoại di động là những thiết bị điện tử có bức xạ. Tuy nhiên không nhiều người biết lượng bức xạ của điện thoại sẽ lớn hơn trong khi sạc. Đây là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng của thai kỳ.

Theo mumcare, nếu mẹ bầu tiếp xúc với các bức xạ này trong 3 tháng đầu dễ tăng nguy cơ thai nhi bị khiếm khuyết, nghiêm trọng hơn là con sinh ra bị dị dạng. Và tác hại khi mẹ bầu tiếp xúc với bức xạ trong 3 tháng đầu cũng nghiêm trọng hơn những giai đoạn sau. Ở tháng 4 – 8 thai kỳ, khi này mẹ bầu tiếp xúc với bức xạ sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của thai nhi, con sinh ra thường có thể trạng yếu ớt, dễ mắc bệnh. Vậy nên, thói quen ngủ nằm gần điện thoại đang sạc là vô cùng nguy hại. Nếu muốn thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải từ bỏ thói quen này, thậm chí là hết sức cân nhắc việc dùng điện thoại trong thai kỳ.

 

Loading...